Chuyện dạy thêm và học thêm ở Mỹ thế nào?

   Cháu ngoại tôi (bé Na) đã gần 4 tuổi, tôi rất suốt ruột khi ba mẹ nó chưa dạy dỗ chữ nghĩa gì cho bé cả, đi nhà trẻ về là chơi tự do, về nhà là cháu dán mắt vào Tivi coi hoạt họa. Thực ra tôi không quan trọng bây giờ cháu học được bao nhiêu chữ, làm được bao nhiêu con toán mà quan trọng nhất là qua việc ba mẹ dạy chữ cho con cũng là rèn tính nết, ý thức học tập cho con, phải dung hòa giữa chơi và học. Theo hiểu biết của tôi thì tính cách đứa trẻ (các cụ ngày xưa gọi là nết) được hình thành trước 6 tuổi và rất ít thay đổi về sau. Điều này ai để ý, trải nghiệm một chút đều biết là đúng (các nhà tâm lý – giáo dục Nga cũng khẳng định điều này từ lâu rồi). Tôi không tán thành câu “Cha mẹ sinh con, trời sinh tính”, đó là sự bất lực của cha mẹ rồi đổ thừa cho ông trời. Tính nết của đứa trẻ hoàn toàn có thể uốn nắn, giáo dưỡng nhưng phải từ rất sớm, trước 6 tuổi.
   Tôi cằn nhằn với mẹ Na hoài: Khi con bằng Na, ba đã dạy cho con thuộc rất nhiều bài thơ, thuộc rất nhiều câu Kiều đầu trong chuyện Kiều, con đã biết mặt chữ, bắt đầu biết ghép vần đọc chữ rồi. Bận gì thì bận, con cũng phải dành thời gian dạy bé Na. Mẹ Na nói: con bận quá với lại không biết dạy cho cháu như thế nào, để mai vợ chồng con đến trung tâm gần nhà đăng kí cho Na học thêm toán và chữ , dựa vào giáo trình của trung tâm con sẽ dạy thêm cho Na. Tôi hơi ngỡ ngàng: Sao nói ở Mỹ trẻ không phải học thêm, mà chưa 4 tuổi đã cho đi học thêm, ai nhận? Tôi nói vậy nhưng thừa biết ở đâu chẳng có dạy thêm, học thêm nhưng dạy thêm toán, chữ cho trẻ 4 tuổi ở Mỹ thì giờ tôi mới nghe! Mẹ Na nói: Ông ngoại mà cũng “nghe người ta nói”, bên này thiếu gì trung tâm nhận dạy thêm cho trẻ từ 4 tuổi, bé C. con của bạn con mới 2 tuổi cho đi học thêm nhạc rồi kìa. Con cũng tìm hiểu sơ rồi, vc con sẽ cho Na học thêm ở trung tâm Kumon gần nhà, Kunon có giáo trình nghiêm túc, có bài tập về nhà để ba mẹ phối hợp dạy cho bé.
   Tôi tò mò lên Google dịch và tìm kiếm dòng chữ “học thêm toán tiểu học ở thành phố San Jose bang California ”. Dịch: Learn more elementary math in San Jose city, California”; Tìm: Ối giời: 0,5 giây, hơn 3 triệu kiết quả. Google bảo vậy thôi, chắc điêu! Nhưng bấm mỏi tay cũng không xem hết các trang web quảng cáo dạy thêm. Dạy online, offline, gia sư, dạy kèm…ôi đủ kiểu. Không biết có bốc phít không mà có trang ghi có hơn 65000 gia sư, tự giới thiệu từng gia sư, giá cả kèm theo tầm 50$-150$/giờ, chắc tùy theo đai đẳng, bản lĩnh từng gia sư. Tôi dở tiếng Anh nên nhờ Google Chrome dịch, tin là hiểu nội dung chính của các trang web này. Tôi copy hình ảnh một số trang web dồn vào làm ảnh kèm theo bài viết này. San Jose là thành phố đông dân nhất vùng Bắc Cali nhưng cũng không đến 1 triệu dân. “Người ta nói” trẻ em Mỹ không phải đi học thêm sao mà người dạy thêm lắm thế!
Có thể là đồ họa về 7 người và văn bản cho biết 'KUMON KG - ФKKaлaBa: SHEARCNAIE: MTUG Oeratander pra P IXL is personalized learning wyzant Tbl Comprehensive 12curriculum SutcosSto eniaacro What Derits Trusted educators parents Apply Tutar Trust the nation's largest network Elementary Math tutors earing expeBeBoe ฝา4 million Find revlews 300+ subjects GoodF Guarantee with seemetidengtuers ntary Education Core Curriculum™ by MidSchoolMath The highest scores possible on the latest criteria EdReports* prepare •face day Recognition Tim kiểm hơn 65.000 Elementary VỚI sư Ouaczlasu How to choose a uBbl think the noи นิต่ shoer run yoυ stargie tumah jacabG 20năm S150/gitr ldaykimmánt Kelly gStephen S6argila 5.01353) Aaitro thông dayhoc1 10chomchd'
   Vậy là Na đã được đi học thêm ở Kumon, tuần 2 tiết (mỗi tiết 45 phút) học phí 340$/tháng (đâu cũng vậy, muốn học thêm phải đủ phí !!!). Tôi rất vui, thỉnh thoảng gọi video cho Na, thấy 2 mẹ con Na chụm đầu vài bàn học, cùng nhau hoàn thành bài tập về nhà của Na. Như tôi đã nói ở trên, ở tuổi này không quan trong bé học được bao nhiêu chữ, làm được bao nhiêu con toán mà quan trọng nhất qua việc học chữ, học toán để rèn nết na, ý thức học tập của bé (nét chữ – nết người). Tôi nghĩ việc bé C. đi học thêm nhạc từ 2 tuổi cũng vậy, đừng quan trọng bé chơi được bản nhạc gì và cũng đừng kì vọng vào vấn đề cao siêu như thẩm thấu âm nhạc từ bé…cứ xem cây đàn, nốt nhạc là công cụ rèn luyện nết na cho bé, sau giờ học thêm hai mẹ con lại cùng ngồi vào cây đàn cùng hoàn thành bài cô giao, cùng vỗ tay khen nhau, vậy là hạnh phúc (nghe nói mẹ C. cũng được học Piano bài bản tử nhỏ). Điều quan trọng tôi muốn nói với mẹ Na, mẹ C. và các bà mẹ dạy con học sớm là phải tạo không khí hào hứng khi ngồi học cùng con. Nếu phải quát tháo dạy con học, để con sợ mỗi khi vào học là thất bại toàn tập. Nói riêng với mẹ Na: chắc con không quên, khi con còn nhỏ, lớn hơn Na bây giờ chút, mỗi buổi tối, trước khi đi ngủ con luôn nhắc ba phải đố toán con, nếu không phải đố một câu đố vui, hoặc kể một câu chuyện. Không phải tự dưng con có yêu cầu đó với ba, để tạo ra kịch bản đó ba phải tốn rất nhiều công sức, ra nhà sách có cuốn câu đố, toán tiểu học nào cũng mua, về nhà phải đọc, biên tập lại câu đố, bài toán lại cho phù hợp với con. Sau này ba không còn đủ thời gian làm việc đó nữa dành nói với con, con lớn rồi, phải dự đọc sách, tự đọc truyện, ba không thể để đố con nữa. Rồi hàng tuần làm gì thì làm cũng phải chở con đi nhà sách.
   Rèn nết cho con trẻ là công việc rất khó khăn, rất công phu nhưng thành quả ngọt ngào cả đời. Nhiều phụ huynh đưa con đến tôi học nói trước là tính cháu nhanh nhảu nhưng cẩu thả lắm, làm bài hấp tấp bị trừ điểm hoài, nhờ thầy rèn cho cháu làm bài cẩn thận lại! Tôi chỉ biết dạ vâng, sẽ cố gắng! nhưng thừa biết ở tuổi lớp 7 lớp 8 thì vô phương thay đổi, thật ra thầy cũng có tính này, sửa cả đời chẳng thay đổi được chỉ cố gắng hạn chế bớt, cố gắng sao cho hậu quả để nhỏ nhất có thể.
   Nói thêm chút về trung tâm Kumon. Trung tâm Kumon đầu tiên được thành lập vào năm 1955 tại Osaka, Nhật Bản do thầy Toru Kumon, một Giáo viên Toán Trung học Phổ thông thành lập. Năm 1974 Trung tâm Kumon đầu tiên tại nước ngoài được mở tại New York -Mỹ. Năm 2006 Kumon có chi nhánh tại Tp. Hồ Chí Minh, lúc này Kumon đã có ở trên 30 nước, số học sinh đã vượt quá 4triệu. Ngày nay Kumon đã có chi nhánh ở hầu hết các bang của Mỹ, từ những bang rất ít người Á như Minnesota đến các bang nhiều người người Á như California. Đương nhiên ở Mỹ không phải chỉ có hệ thống dạy thêm Kumon mà còn rất nhiều hệ thống đai đẳng khác.
Câu: “Trẻ em Mỹ không phải học thêm” hoặc tương tự tôi đã nghe mòn tai, tôi tin hầu hết những người đọc bài này cũng đã nghe vậy. Những người nói câu đó có thể là ổng chú, ổng bác ở bển về, những người mang mác Việt kiều, tự cho mình là đại diện cho người Mỹ, con họ không đi học thêm là dân Mỹ không đi học thêm. Hùa theo mấy ổng đó là mấy ảnh sính ngoại, ăn cơm hớt, nói leo. Mà thành phần ăn hớt – nói leo có cả những ảnh được gọi là trí thức, giảng viên mới lạ! Dạy thêm – học thêm là thuộc quy luật cung-cầu chẳng ai cấm được nhưng cũng chẳng ai ép ai, đâu cũng có! Tuy nhiên nhiều ít ở mỗi quốc gia, mỗi nơi khác nhau, riêng ở Mỹ, chắc chắn không thuộc loại ít. Không phải ngẫu nhiên Kumon mở trung tâm đầu tiên ở nước ngoài lại chọn Mỹ (từ năm 1974). Nhưng Mỹ là “hợp chủng Quốc”, chẳng cần điều tra tìm số liệu cũng biết người da đen, da trắng hiện nay ít cho con đi học thêm hơn so với người gốc Á, nhưng sống chung trong cộng đồng, tôi tin rằng tỉ lệ này sẽ dần dung hòa. Ở Sài gòn, trước kia, khi tôi mở các nhóm dạy thêm toán chuyên tại nhà, cho con theo học gần như 100% là người gốc Bắc và Trung, lúc đó tôi nghe nói người miền Nam cho rằng đó là thứ toán mánh mẹo không đáng học. Hiện nay tôi khó mà biệt được thành phần HS tới tôi học gốc gác vùng miền nào nhiều hơn. Cách đây khoảng 5 năm có phụ huynh từ Long An chở con tới tôi xin học, đúng là dân miệt vườn miền Tây, thật thà chất phát, tôi nghe phải đi xe máy hơn 40km, hơn 2 giờ mới tới, cảm động quá. Tôi động viên cháu: Giáo viên toán cấp 2 ở đâu cũng có GV giỏi, con hãy tìm thầy giỏi ở Trường hoặc gần nhà để học thêm, không cần đi xa vậy, rất mất công mà lại nguy hiểm nữa. Bé trình bày mong muốn sau này được được vào học ở trường Phổ thông Năng khiếu mà mấy dạng Toán chuyên ở Long An không thấy ai dạy nên xin tôi cứ cho bé học bé sẽ cố gắng. Một cô bé mới hết lớp 7, nhỏ nhắn, rám nắng nhưng trình bày rất rõ ràng, bản lĩnh, tôi lấy làm lạ, cảm động, tôi đồng ý nhận bé học nhưng nói với bé học thử một số buổi và suy nghĩ lại. Thật đáng nể, ròng rã 2 năm hàng tuần mẹ chở con tới tôi học, gần như không vắng buổi nào, đi 2 tiếng, chờ hơn 3 tiếng, về 2 tiếng. Hơn 7 giờ đồng hồ cõng được mấy con toán về nhà. Cũng may kỳ tuyển sinh lớp 10 kết quả cũng rất mỹ mãn. Cháu đậu chuyên Tin Phổ thông Năng khiếu (thi Toán) và thủ Khoa chuyên Toán Long An, sau khi đắn đo cuối cùng cháu chọn học chuyên Toán Long An, biết kết quả của cháu tôi cũng nhẹ người. Cách đây mấy ngày bé đến thăm tôi, không còn là cô bé nữa, một cô sinh viên rất chững chạc, bản lĩnh. Vòng vo câu chuyện trên để khẳng định: có học có hơn, rồi người da đen, da trắng ở Mỹ sẽ dần dần cho con đi học thêm nhiều hơn. Tôi tưởng tượng mấy cậu đen – trắng đi học cứ bị mấy đứa da vàng mặt tẹt ngoi lên đứng đầu bảng điểm , ra trường mấy chỗ lương cao nó cũng chiếm gần hết (thực tế hiện nay các công ty công nghệ lớn tại Silicon người gốc Hoa, gốc Ấn đã chiếm đa số)! Đen- trắng không cam tâm, bảo nhau: Phải tìm cách nào đi chứ? Chẳng cách nào khác đâu con, học và học thêm con nhé!
Theo Thày Lưu Văn Thám

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

0912502068
Liên hệ